Top Ad unit 728 × 90

5 chú ý cần biết trong thời kỳ mang thai

Trong khi mang thai, bất kỳ người mẹ nào cũng cần trang bị cho mình những kiến thức để có thể giúp con mình phát triển hoàn thiện nhất.

1. Kiến thức về việc khám thai trong thai kỳ

Lần khám thai đầu tiên rất quan trọng vì đó là lúc bạn biết được tình hình thai nhi, sức khỏe của bản thân và đặc biệt là làm quen với bác sĩ khám. Người này sẽ theo bạn trong suốt các quá trình tiếp theo nữa. Vì thế một số phụ nữ mang thai thường có nhiều lo lắng cho lần khám thai này.
Xem thêm: hiện tượng đái buốt ở phụ nữ


Trong lần khám thai đầu tiên, bạn cần chuẩn bị những vấn đề sau:

- Viết tất cả những câu hỏi về các vấn đề bạn quan tâm và mang chúng theo khi đi khám. Đề cập tới tất cả những cảm xúc của bạn, những lo lắng, băn khoăn, tất cả những vấn đề nhỏ nhặt nhất để được sự giải đáp của bác sĩ.

- Bạn cũng nên mang theo những đơn thuốc bạn đang uống, bao gồm cả những đơn thuốc sử dụng vitamin tổng hợp. Bác sĩ sẽ khuyên bạn có nên tiếp tục dùng hay không, dùng thế nào là an toàn.

- Nhìn lại lịch và ghi chú ngày đầu tiên bạn có kinh lần cuối. Bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để ước lượng tuổi của thai nhi. Nếu bạn quên, hoặc kinh nguyệt của bạn thất thường thì bác sĩ sẽ siêu âm và biết được thai nhi đang trong giai đoạn nào.
Tham khảo: hiện tượng đau rát khi quan hệ

- Dành thời gian để xem lại tiền sử bệnh tật của gia đình và chồng bạn. Nếu bạn nghi ngờ người nào trong gia đình có tiền sử bệnh thần kinh, bệnh di truyền thì nên kiểm tra lại thông tin đó. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn khám nếu gia đình bạn có “vấn đề”. Bạn nên hỏi bác sĩ bất cứ điều gì bạn lo lắng.

Mục đích của lần khám thai này là giúp bạn hình dung ra được quá trình mang thai sẽ tiến diễn như thế nào. Bác sĩ cũng sẽ cung cấp thông tin cho bạn để giữ thai nhi, bản thân bạn được khỏe mạnh. Sau đó, sẽ kiểm tra cân nặng, huyết áp, nước tiểu, đo độ lớn của bụng, kiểm tra vị trí của thai nhi, nhịp tim… tìm hiểu tất cả những biến chứng mà bạn sẽ gặp phải hoặc đang lo lắng.

Kết thúc buổi khám thai, bác sĩ sẽ xem lại xem bạn đã biết được những thứ gì, giải thích cho bạn những thay đổi thông thường của cơ thể trong thai kỳ.

Khi đi khám thai chồng bạn có thể đi cùng bạn để anh ấy hiểu được sự lớn lên của thai nhi, và cần phải kiêng kị gì cho bạn.

Lần khám thứ hai vào ba tháng giữa, nhằm mục đích:

- Xem thai phát triển có bình thường không?

- Cơ thể người mẹ có thích nghi tốt với thai nghén không?

- Chế độ ăn uống của người mẹ có cần phải điều chỉnh hay lưu ý gì không?

- Tiêm phòng uốn ván mũi thứ nhất.

Lần khám thai vào ba tháng cuối, nhằm mục đích:

- Xem thai có thuận không, phát triển có bình thường không?

- Có xuất hiện các nguy cơ thường gặp ở thai nghén vào ba tháng cuối không? (nhiễm độc thai nghén, rau tiền đạo, thai suy dinh dưỡng…).

- Được thông báo về dự kiến ngày sinh và nơi sinh an toàn nhất cho cả mẹ và con.

- Tiêm phòng uốn ván mũi thứ hai.

Về tâm lý và niềm mong ước, ai cũng muốn thai nghén phát triển bình thường, thuận lợi, khi sinh “được mẹ tròn con vuông”. Do đó mỗi lần khám thai nếu được cán bộ y tế kết luận là “thai nghén phát triển bình thường” thì đó sẽ là niềm vui, niềm hạnh phúc chứ tuyệt nhiên không phải để chủ quan không đi khám tiếp những lần sau, vì trong suốt quá trình thai nghén gần 280 ngày có nhiều điều bất thường, lúc này chưa xuất hiện nhưng chỉ ít lâu sau lại trở lên nguy hiểm.

Với các bà mẹ khoẻ mạnh, thai nghén phát triển bình thường không có nguy cơ thì khám ba lần định kỳ là đủ.
Tìm hiểu: hien tuong ra mau sau khi quan he
Ngoài ra, dù không trong lịch hẹn nhưng người mẹ cần phải đến y tế khám lại ngay mỗi khi có những dấu hiệu không bình thường như sốt, khó thở, phù nề, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, thai đạp yếu hơn… đề nghị được khám lại để kịp thời có hướng xử lý đảm bảo an toàn cho sức khoẻ cả mẹ và con, và nếu có chỉ định của bác sĩ cần tuân thủ nghiêm ngặt.
Hi vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có sức khỏe tốt nhất. !
5 chú ý cần biết trong thời kỳ mang thai Reviewed by Thảo Nguyên on 23:53 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

All Rights Reserved by Sức khỏe và giới tính © 2014 - 2015
Powered By Blogger, Designed by Sweetheme

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.